AGILE: BÌNH MỚI mà RƯỢU CŨ!

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận và dùng Agile đã lâu, tuy nhiên phần nhiều cũng áp dụng theo kiểu “BÌNH MỚI MÀ RƯỢU CŨ”! Dẫn tới nhiều rủi ro trong một thời gian dài làm tác động xấu đến hiệu quả vận hành của doanh nghiệp, lãng phí nguồn lực, không tối đa hóa giá trị.

Qua khảo sát của The Standish Group Report Chaos cho thấy việc quản lý dự án theo Agile hiệu quả khác biệt so với các phương pháp truyền thống: Tỷ lệ dự án thành công với Agile là 39% trong khi với phương pháp truyền thống chỉ đạt 11% (Thành công có nghĩa on-time, on-budget, customer satisfaction - value).

AGILE: BÌNH MỚI mà RƯỢU CŨ!

Nguồn: CHAOSReport2015

VẬY DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GIÁ TRỊ GÌ KHI CHUYỂN ĐỔI AGILE?

Đó là: Giảm chi phí nhằm nâng cao tính cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận! 

(Small reductions in cost drive profitability. Return on Invested Capital (ROIC) drives stock performance)

 

AGILE: BÌNH MỚI mà RƯỢU CŨ!

Ở Việt Nam, nhận thức được điều này, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận và dùng Agile đã lâu, tuy nhiên phần nhiều cũng áp dụng theo kiểu “BÌNH MỚI MÀ RƯỢU CŨ”! Dẫn tới nhiều rủi ro trong một thời gian dài làm tác động xấu đến hiệu quả vận hành của doanh nghiệp, lãng phí nguồn lực, không tối đa hóa giá trị

VẬY ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH VỀ SỰ THẤT BẠI CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI AGILE  (AGILE TRANSFORMATION)?

Trước hết, cần phải hiểu rằng các phương pháp quản lý chất lượng truyền thống như ISO/CMMI/PMP… tập trung và lấy “QUY TRÌNH” làm trọng tâm:

  • Xây dựng quy trình tốt,
  • Áp dụng đồng đều cho tất cả dự án,
  • Cải tiến quy trình liên tục. Với quan điểm: Quy trình tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt!

Trong khi phương pháp Agile lại lấy CON NGƯỜI làm trọng tâm:

  • Thay đổi văn hóa, thay đổi cách thức làm việc từ cá nhân sang làm việc tập thể (Individual –> Collaboration)
  • Thông tin dự án chuyển từ tập trung (trên vài cá nhân) sang phân tán (cả đội cùng hiểu cùng làm)
  • Thay đổi cách giao tiếp (e.g từ email, chat, công văn giấy tờ sang giao tiếp trực tiếp face-2-face…)
  • Thay đổi cách lãnh đạo từ kiểm soát và mệnh lệnh sang trao quyền, sự tự chủ cho nhóm dự án
  • Thay đổi cách ra quyết định từ cá nhân sang tập thể
  • Thực thi theo kế hoạch (Plan Driven) sang thực thi theo giá trị (value driven)
  • Thay đổi cách delivery từ dài sang ngắn, từ chậm sang nhanh
  • Thay đổi sơ đồ tổ chức thức hiện từ dạng chức năng (Functional) sang dạng đa chức năng, liên ngành (cross-functional), mạng lưới (network)
  • Cây sơ đồ tổ chức cao nhiều lớp -> Cây tổ chức ít lớp, phẳng
  • Thay đổi cách sắp xếp nhóm lớn thành nhóm nhỏ …
  • Trả lương thưởng theo chức vụ (sống lâu lên lão làng) -> trả lương thưởng theo kỹ năng và giá trị mang lại (theo tài năng và hiệu quả công việc)

 

CÁC THỬ THÁCH LỚN CHO DOANH NGHIỆP:

 

  • Quá khác biệt về văn hóa cản trở việc chuyển đổi (53%)
  • Kháng cự, bảo thủ không dám thay đổi và tiếp cận cái mới (46%)
  • Thiếu quyết tâm, cam kết (commitment) và hỗ trợ từ quản lý cấp cao (42%)
  • Thiếu kinh nghiệm, nhận thức, kiến thức Agile (41%)
  • Thiếu khác hoạt động đào tạo thay đổi nhận thức, văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm (35%)

AGILE: BÌNH MỚI mà RƯỢU CŨ!

Nguồn: versionone-12th-annual-state-of-agile-report

Theo kinh nghiệm của mình, để chuyển đổi (Agile Transformation) nhanh và hiệu quả thì doanh nghiệp nên xem quá trình chuyển đổi là một chương trình quan trọng của doanh nghiệp, có quyết tâm cao, đầu tư đủ và quan trọng hơn là thuê AGILE COACH nhiều kinh nghiệm đến hỗ trợ.

Hoàng Sỹ Quý, CMMI, PMP, PMI-ACP, CSM, Scrum@Scale

Agile Coach

ĐĂNG KÝ hoặc TƯ VẤN

Certified Data Centre Professional

  • Khai giảng :
  • Địa điểm :
  • Lịch học :
  • Khoản đầu tư :
    • Ưu đãi :
      backtop zalo-img.png