Tại sao Agile?
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP:
Thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp (Industrial Revolution). Tại đây, nhiều công trình, nhà máy sản xuất mọc lên khắp thế giới. Người nông dân ở khắp mọi miền đều chia tay ruộng nương, chia tay ngành nông ngiệp ra các thành phố lớn, các nhà máy sản xuất để làm việc.
Trong bối cảnh này, người lao động tham gia vào dự án không cần tri thức cao, dự án được “cai quản” bởi tầng lớp quản lý, chất lượng sản phẩm và dịch vụ nó không quá phụ thuộc vào người lao động mà phụ thuộc nhiều vào dây chuyền, hay quy trình tốt và được cải tiến liên tục (PROCESSES AND PROCESS IMPROVEMENT)
Cũng trong bối cảnh này, các công cụ hay khái niệm quản lý dự án như waterfall, Gannt Chart, WBS thần thánh đã trở nên rất hiệu quả.
CÁCH MẠNG THÔNG TIN
Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, chúng ta chứng nhận cuộc bùng nổ của một cuộc cách mạng mới, cách mạng về thông tin. Các doanh nghiệp lớn với doanh thu khủng hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp làm về thông tin (Google, Facebook, Microsoft, Amazon, Uber…). Chúng ta hay nói về nền công nghiệp 4.0, ắt phải là nền công nghiệp dựa trên nền tảng Thông tin (Smart Home, Smart City, Smart Car, ….). Chúng ta hay nói về những start up, nhiều lắm, nhưng có bao nhiêu start up nào không cần đến các hệ thống thông tin trên nền tảng số và mạng xã hội, mạng internet…? Có thể kể đến như taxi công nghệ, bán hàng online, logistic công nghệ…
Về lĩnh vực quản lý dự án và doanh nghiệp trong giai đoạn này, điểm mấu chốt không phải là Quy Trình và Cải tiến quy trình mà là Con người (PEOPLE). Các dự án trong ngành công nghiệp thông tin cần sự có mặt và làm làm việc bởi đội ngũ lao động trí thức (KNOWLEDGE WORKER). Vì vậy, để dự án hay doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, chúng ta cần đầu tư vào việc phát triển con người, khảng năng con người giao tiếp, hợp tác để cùng làm được việc lớn, sáng tạo, phức tạp. Và cũng vì vậy, các phương pháp quản lý dự án trước đây ngày càng ít phù hợp, đòi hỏi những phương pháp mới nhằm phù hợp hơn với bối cảnh mới đã nêu.
Agile là một trong số đó, ra đời để phục vụ cho ngành công nghiệp thông tin, giải quyết các dự án phức tạp, nơi người làm việc là đội ngũ tri thức cao, rất cần cơ chế để họ được phát triển kỹ năng, kiến thức, phối hợp, hợp tác, giao tiếp tốt. Cơ chế để thích nghi nhanh với mọi sự thay đổi (thay vì hạn chế thay đổi), cơ chế giúp sản phẩm ra thị trường nhanh, hướng về giá trị cho khách hàng thay vì tuân thủ một bảng kế hoạch dài hạn và cứng ngắc.
Hãy nhìn vào bảng tuyên ngôn Agile sau đây để thấy được sự khác biệt của tư tưởng và phương pháp Agile (PEOPLE VS. PROCESS AND TOOLS):
Khi nào dùng Agile?
Một cách ngắn gọn: Các dự án phức tạp: Các yêu cầu người dùng không rõ, hay không thể làm rõ khi start dự án (thường khách hàng chỉ đưa ra mục tiêu). Khi cần tri thức của đội dự án và các bên liên quan trong việc hợp tác, phối hợp để cùng xây dựng sản phẩm. Khi đội dự án không chắc chắn lắm hay ít kinh nghiệp liên quan vấn đề kỹ thuật hay công nghệ được sử dụng trong dự án. Hãy tham khảo Stacy Complexity Model sau đây:
Thế giới đã dùng Agile như thế nào?
Sources: The 12th annual State of Agile survey was conducted in 2017. Sponsored by CollabNet VersionOne. 1,492 responses were collected, analyzed, and prepared into a summary report by Analysis.Net Research.
Tại sao các công ty chuyển đổi sang Agile?
Thực tế ở Viet Nam như thế nào?
Các công ty lớn như FPT, Viettel, TMA,… đang nhanh chóng chuyển đổi sang Agile. Các công ty về lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, kinh doanh… đang chuyển đổi sang Agile
Một dự án thực tế chuyển đổi sang Agile thì có lợi ích gì?
Không nói nhiều, hãy nhìn biểu đồ sau đây bạn sẽ hiểu tất cả: Khách hàng cực kỳ happy, nhân viên sung sướng, không phải làm thêm giờ (OT), được trau dồi chuyên môn, phát triển kỹ năng nhanh chóng. Không ngoa khi nói rằng một dự án có thể tăng gấp đôi năng suất (mức chất lượng cao) chỉ trong 1 năm chỉ với chừng ấy nhân viên, làm việc một cách nhàn nhã, thú vị và thoải mái.
Chứng chỉ nào phục vụ Agile project management?
Agile:
PMI-ACP (Agile Certified Practitioner) của PMI
Các chứng chỉ: CSM, CSPO... (https://www.scrumalliance.org/get-certified)
Scaled Agile:
Scrum@Scale, Safe, Less, Nexus...
Vậy còn chần chừ gì nữa mà không dùng Agile cho dự án, cho doanh nghiệp của bạn?
Bài viết thực hiện bởi:
Hoàng Sỹ Quý, PMI-ACP, Scrum@Scale, PMP
Agile Coach, SM
Skype: hoangsyquy – Email: hoangsyquy@gmail.com