Có nên lấy chứng chỉ QLDA Quốc tế như PMP hay PMI-ACP?

Là chuyên gia quản lý, quản lý dự án thì bạn có nên lấy chứng chỉ QLDA Quốc tế?

CÓ NÊN LẤY CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ VỀ QLDA (PMP, PMI-ACP, PGMP…) HAY KHÔNG? NÓ CÓ GIÁ TRỊ GÌ?

Hiện tại có Việt Nam có khoảng 1.000 người đang có chứng chỉ QLDA của PMI (đang active), trong khi đó trong group của mình có hơn 7.000 người. Như vậy, một câu hỏi với rất nhiều anh chị em chưa lấy chứng chỉ QLDA Quốc tế: Có nên lấy PMP, PMI-ACP, PgMP hay các chứng chỉ liên quan hay không?

Với 7 năm có chứng chỉ PMP, PMI-ACP, một số cc khác, và trên chục năm thực hiện các chuẩn quản lý khác như CMMI, ISO, TL …. Hôm nay, mình mạn phép được chia sẻ những ý kiến của riêng mình cho anh chị em đang làm về QLDA.

 

ĐÂU LÀ GIÁ TRỊ MANG LẠI TỪ CHỨNG CHỈ QLDA QUỐC TẾ?

 

Giá trị thứ nhất: Tiếp cận kho kiến thức và kinh nghiệm khổng lồ từ nhiều chuyên gia trên thế giới.

Chuẩn như PMBOK được đúc kết bởi nhiều chuyên gia khắp thế giới, liệt kê tên không thôi cũng đến 14 trang giấy. Đây là nguồn kiến thức, kinh nghiệm quý, chứ không đơn thuần là lý thuyết trên trời như nhiều người lầm tưởng, được đúc kết từ nhiều dự án trong thực tế trong một khoảng thời gian dài. Khi tiếp cận nó, bạn được học khối lượng kiến thức khổng lồ từ những kinh nghiệm của nhiều thế hệ đi trước.

Khi quản lý dự án, không có chứng chỉ quốc tế bạn vẫn làm được. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi việc sai lầm, trả giá đắt cho các sai lầm do bạn thiếu kiến thức. Một sai lầm của bạn trong dự án thực có thể phải trả giá cực đắt, có thể là triệu USD với sự thất vọng của khách hàng và các bên liên quan. Vậy sao bạn không bỏ ra 10-20 triệu VND để bạn học kinh nghiệm từ nhiều thế hệ đi trước để phòng ngừa tối đa các lỗi lầm của mình?

 

Giá trị thứ 2: Hệ thống hóa các giá trị, nguyên tắc, quy trình QLDA

Bạn có thấy căng thẳng, thậm chí không biết nên bắt đầu từ đâu khi nhận dự án? Các chuẩn QLDA Quốc tế cho mình hệ thống lại toàn bộ nhận thức, giá trị, quy trình, nguyên tắc về QLDA từ đó mình sẽ quản lý một cách nhẹ nhàng, ít áp lực, ít căng thẳng hơn. Bạn cũng có thể thể hiện mình một cách chuyên nghiệp hơn trong mắt những người xung quanh.

 

Giá trị thứ 3: Nâng cao hiệu quả QLDA cho chính bạn

“Một người lo bằng một kho người làm” – đúng vậy, nếu quản lý tốt, hiệu quả dự án được nâng cao thông qua việc tăng cao năng suất, chất lượng, giá trị mang lại từ các hoạt động dự án. Từ đó sẽ nâng cao lợi nhuận và giá trị từ dự án của mình.

Chưa nói đến một thực tế, đó là phần lớn anh chị em quản lý được cất nhắc từ những anh chị em làm kỹ thuật. Làm kỹ thuật giỏi -> làm trưởng nhóm -> trưởng dự án -> giám đốc… Vấn đề là có bao nhiêu người làm kỹ thuật giỏi thì chắc chắn làm quản lý giỏi? Hay cho họ chức trưởng dự án nhưng hàng ngày họ vẫn sa đà vào làm việc kỹ thuật? Và hậu quả sẽ thế nào thì ai cũng thấy vì dự án đã không có “người lo”!

Đây còn là điểm mấu chốt để đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tỷ lệ thắng khi làm proposal (Proposal Win Rate) cho khách hàng hay đấu thầu là quá thấp? Loại bỏ các yếu tố tiêu cực, thì phần còn lại là do năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp của mình thấp, dẫn tới giá cao và không đủ khả năng cạnh tranh.

 

Giá trị thứ 4: Bộ từ vựng chuẩn về QLDA giúp giao tiếp hiệu quả hơn

Khi mình nắm chuẩn Quốc tế, đồng nghĩa với việc nắm chắc bộ từ vựng chuẩn về QLDA. Điều này giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả hơn với tất cả các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt trong môi trường quản lý đa quốc gia, đa văn hóa.

Ví dụ: Project Charter, crashing, fast-tracking, product backlog, sprint, Scope Baseline, Cost Baseline,...

 

Giá trị thứ 5: Nâng cao giá trị bản thân

Có người nói lấy chứng chỉ Quốc tế (CCQT) để làm đẹp CV – đúng thế, nếu bạn phải rơi vào hoàn cảnh phải đi xin việc thì CCQT sẽ là yếu tố giúp bạn đứng cao hơn so với các ứng viên khác. Các nhà tuyển dụng đặc biệt các tập đoàn nước ngoài họ rất quan tâm đến các CCQT trong quá trình phỏng vấn và lựa chọn ứng viên.

Không những thế, khi bạn có CCQT, thì công ty và đồng nghiệp của bạn cũng chắc chắn nhìn bạn với con mắt khác hơn, tôn trọng hơn. (Dù không chắc bạn có làm tốt hơn công việc của mình hay không). Bạn ít nhất cũng có được cảm giác tự tin hơn khi được tham gia QLDA.

 

Giá trị thứ 6: Bạn không những được “tu thân” mà còn “tề gia” tốt hơn

Các giá trị, nguyên tắc quản lý dự án đặc biệt là quản lý con người đội nhóm được áp dụng rất tốt vào gia đình bạn giúp bạn quản lý gia đình tốt hơn. Kết quả là ít xung đột xẩy ra hơn trong gia đình, khi có xung đột chăng nữa bạn cũng xử lý tốt hơn. Bạn biết cách lead con cái bạn hiệu quả, giúp các con phát triển bản thân mình… và không ngoa khi nói rằng CCQT cũng góp một phần trong nổ lực xây dựng tổ ấm của mình, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Qua 6 giá trị nêu trên trên, so sánh với chi phí bỏ ra tầm 15-20 triệu và 2 -3 tháng học tập thì có thể nói rất đáng để đầu tư. Nên lời khuyên của mình là bạn nên cân nhắc, có thể việc lấy thêm CCQT lại là một mục tiêu đáng giá của bạn trong năm 2020!

Tuy nhiên cũng phải nói thêm thế này:

  1. Đừng bao giờ ngộ nhận rằng bạn có cc tức bạn đã giỏi hay bạn làm tốt hơn người khác! So sánh luôn là khập khiểng! Có thể nói, khi có cc thì nhiều khả năng bạn có thể làm tốt hơn khi bạn chưa có cc. Chứ tuyệt đối không nên đi so sánh với người khác. Thực tế, nhiều người không có chứng chỉ gì cả nhưng họ vẫn làm tốt hơn bạn nhiều lần!
  2. Làm giỏi hay không phải căn cứ vào kết quả bạn đã làm được gì – chứng chỉ ABC chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Mục đích quan trọng nhất để lấy chứng chỉ là để mình làm việc thông minh hơn, hiệu quả hơn. Và vì vậy, kết quả công việc mới là thước đo quan trọng để nói lên giá trị của cái chứng chỉ bạn có hay năng lực của bạn.
  3. Thi đậu chứng chỉ QT và áp dụng đúng được là một khoảng cách rất xa: Có nhiều bạn có năng khiếu học, không có kinh nghiệm qlda nhưng vẫn vượt qua kỳ thi như PMP/ACP bình thường. Nhưng thực tế, nhiều bạn có chứng chỉ rồi vẫn chưa biết áp dụng vào công việc thế nào, đòi hỏi rất nhiều thời gian sau đó để có thể thực sự thấm nhuần được những gì bạn đã học.

 

Vẫn nhớ tháng 10 năm 2018, mình đã post bài trong cộng đồng QLDA chuyên nghiệp, và nói rằng ước mơ sau 3 tháng có thể giúp được 20 bạn có chứng chỉ PMP thông qua việc học online. Sau đó 3 tháng, mình chỉ giúp được 10 bạn tức chỉ đạt 50% mục tiêu. Tuy nhiên, nhìn lại một năm qua, năm 2019, mình đã đào tạo ít nhất 200 bạn trong đó ít nhất 100 bạn đã có chứng chỉ Quốc tế PMP và PMI-ACP. Và mình tin, phần lớn các bạn đang có mặt trong cộng đồng QLDA chuyên nghiệp.

 

Bước sang năm 2020, mình hy vọng được đồng hành với nhiều hơn các anh chị em trong cộng đồng trên con đường chinh phục các chứng chỉ QLDA Quốc tế.

 

Chúc tất cả anh chị em một năm mới 2020 thành công và mọi điều may mắn!

 

Người viết: Hoàng Sỹ Quý, PMP, PMI-ACP, Scrum@Scale, CSM, CMMI

ĐĂNG KÝ hoặc TƯ VẤN

Certified Data Centre Professional

  • Khai giảng :
  • Địa điểm :
  • Lịch học :
  • Khoản đầu tư :
    • Ưu đãi :
      backtop zalo-img.png