Tại sao bạn không nên bỏ qua chứng chỉ QLDA quốc tế như PMP hay PMI-ACP!

Tôi tin chắc phần lớn các trưởng nhóm, trưởng dự án hiện nay xuất thân từ nhân viên kỹ thuật. Qua quá trình làm việc xuất sắc, sẽ được công ty nâng cấp bậc, thăng chức, và sẽ được giao vai trò quan trọng về quản lý trong doanh nghiệp như trưởng nhóm (team leader), trưởng dự án, hay giám đốc dự án (Project Manager) hoặc những cấp bậc quản lý cao hơn.

Như vậy, với tình huống này, điều chúng ta có thể chắc chắn là công ty sẽ mất đi một người làm kỹ thuật giỏi. Vì khi chuyển qua vai trò QLDA, người nhân viên này cần dành thời gian cho công việc quản lý.

Nhưng liệu chúng ta có được thêm một nhà quản giỏi hay không?

Thường công ty vẫn kỳ vọng như thế khi quyết định cất nhắc nhân viên vào vị trí mới do ấn tượng mạnh với nhân viên đó về thành tích của họ trong quá khứ, tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy (Halo Effect) – công ty nhiều khả năng sẽ có một người quản lý yếu kém!

Vì 2 lý do chính sau đây:

Lý do thứ nhất: Là người làm kỹ thuật thì thường họ có đam mê về kỹ thuật, họ thường làm việc với vấn đề kỹ thuật, máy móc, quy trình, hay dây chuyền sản xuất… trong khi công việc quản lý lại là một phạm trù hoàn toàn khác, họ cần làm việc nhiều với con người, cần giao tiếp rộng, cần năn nỉ người này, lôi kéo người khác… và đó là thứ công việc rất xa lạ với họ, họ thường không thích thậm chí ghét. Và xu hướng chung là họ rời xa trách nhiệm của họ, bỏ bê việc quản lý dự án, quản lý con người và tập trung nhiều thời gian làm kỹ thuật, thứ mà họ đang tâm huyết!

Lý do thứ 2: Nhân viên này sẽ rất thiếu và yếu nghiệp vụ quản lý: Thương lượng thế nào, giao tiếp ra sao, lập kế hoạch, theo dõi kiểm soát, ra quyết định, quản lý rủi ro, lãnh đạo, tạo động lực cho nhân viên… Không có kiến thức quản lý, thiếu và yếu về kỹ năng -> Nhiều khả năng họ là những nhà quản lý kém! 

Vậy hậu quả sẽ như thế nào khi công ty có thêm một người quản lý kém? Dự án trễ tiến độ, vượt ngân sách, khách hàng và nhân viên phàn nàn thậm chí thất vọng, sản phẩm kém chất lượng suốt ngày chỉ họp để giải quyết sự cố…! 

Vậy đâu sẽ là tương lai cho doanh nghiệp khi bị khách hàng và nhân viên quay lưng? Đâu là tiền đồ và cơ nghiệp cho người trưởng dự án khi quản lý yếu kém? Thậm chí, bạn đang quản lý tốt, sao bạn không nghĩ cách làm tốt hơn?

Người ta hay nói “Tu thân, tề Gia, trị Quốc”. Nếu bạn được trang bị nghiệp vụ quản lý dự án, điều chắc chắn với bạn là bạn sẽ quản lý gia đình mình tốt hơn rất nhiều. Bạn dạy con hay hơn, vợ hay chồng bạn, gia đình nội, ngoại, thân thích cũng sẽ happy với bạn hơn. Vì thực ra, việc “tề gia” hay quản lý gia đình thì cũng như là quản lý một dự án vậy –dự án trọn đời!

Vậy xét cho kỹ ta mới thấy, nếu có nghiệp vụ quản lý tốt, chúng ta sẽ được quá nhiều lợi ích: 

1. Làm việc tự tin hơn, hiệu quả hơn, nhẹ nhàng hơn (work smart chứ không phải work hard) 

2. Cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến rộng mở 

3. Thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn, thậm chí có thay đổi đột biến 

4. “Tề gia” tốt hơn: Dạy con tốt hơn, vợ hay chồng, nội thân, ngoại thân… sẽ happy hơn với mình và từ đó nhiều khả năng bạn có một gia đình hạnh phúc hơn 

Vậy làm sao để trang bị nghiệp vụ quản lý đặc biệt là quản lý dự án?

Một cách thường được áp dụng nhất là truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho trưởng dự án nhiều cơ hội thử và sai… Phương pháp này tốt, tuy nhiên chúng ta phải trả giá quá đắt cho nó. Thử hỏi để một dự án thất bại để PM được học hỏi và làm tốt hơn cho dự án khác thì cái giá phải trả sẽ là bao nhiêu? 

Một cách khác hiệu quả hơn nhiều mà không nhiều người để ý, đó là nhanh chóng bắt kịp với các phương pháp quản lý hiện đại của thế giới, thông qua việc học và thi lấy chứng chỉ quốc tế. Về QLDA chúng ta có bộ chứng chỉ “thần thánh” từ học viện quản lý dự án của Mỹ (PMI - pmi.org) bao gồm PMP, PMI-ACP hay các hệ thống chứng chỉ quản lý từ các tổ chức khác như Scrum.org hay scrumalliance.org… Có thể bạn sẽ mất ít thời gian (vài ba tháng) hay ít tiền (5-20 triệu) nhưng nếu đem so với lợi ích bạn có được thì không thấm thía vào đâu và cũng không bao giờ đáng để phải lăn tăn!

Nhận thức được điều này, bản thân mình đã bắt đầu dấn thân vào một con đường mới, như các bạn hay nói “Người đưa đò”! Thậm chí đã quyết định từ bỏ một công việc rất hấp dẫn, lương cao, ổn định để đi theo cái đam mê của mình.

Đó là khát khao với một mục tiêu cho bản thân mình là làm sao để giúp nhiều, thật nhiều anh em quản lý dự án, giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng quản lý dự án để thành công hơn ngay hôm nay cũng như trong tương lai.

Hoạt động đầu tiên của mình hướng về mục tiêu trên, đó là xây dựng hệ thống đào tạo lấy chứng chỉ Quốc tế PMP, PMI-ACP từ học viện quản lý dự án của Mỹ. Và tất nhiên, sẽ có nhiều hoạt động khác tiếp theo để hiện thực hóa đam mê và mục tiêu đó.

Tại sao bạn không nên bỏ qua chứng chỉ QLDA quốc tế như PMP hay PMI-ACP!

Và với tinh thần “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Mình rất mong được anh em bạn bè, người thân, anh em cộng đồng tiếp tục động viên, hỗ trợ để giúp mình cháy hết mình cho cái đam mê và đạt được mục tiêu đề ra: “Giúp nhiều, thật nhiều anh em quản lý dự án, giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng quản lý dự án để thành công hơn ngay hôm nay cũng như trong tương lai.”

Trân trọng cảm ơn!

Hoàng Sỹ Quý, PMP, PMI-ACP, Scrum@Scale

ĐĂNG KÝ hoặc TƯ VẤN

Certified Data Centre Professional

  • Khai giảng :
  • Địa điểm :
  • Lịch học :
  • Khoản đầu tư :
    • Ưu đãi :
      backtop zalo-img.png