SCRUM MASTER: THẾ NÀO LÀ TRUE LEADER?

SCRUM Guide 2020 có đề cập mội khái niệm mới “TRUE LEADER” khi nói về vai trò trách nhiệm của Scrum Master: “Scrum Masters are TRUE LEADERS who serve the Scrum Team and the larger organization”. Vậy thế nào là True Leaders? Có phải do tồn tại leader giả nên mới sinh ra khái niệm leader thật?

SCRUM MASTER: THẾ NÀO LÀ TRUE LEADERS?

SCRUM MASTER: THẾ NÀO LÀ TRUE LEADERS?

SCRUM Guide 2020 có đề cập một khái niệm mới “TRUE LEADER” khi nói về vai trò trách nhiệm của Scrum Master: “Scrum Masters are TRUE LEADERS who serve the Scrum Team and the larger organization”. Vậy thế nào là True Leaders? Có phải do tồn tại leader giả nên mới sinh ra khái niệm leader thật?

SỰ HIỂU NHẦM ĐÁNG TIẾC:

Scrum Guide 2017 có viết “The Scrum Master is a SERVANT-LEADER for the Scrum Team”. Chính thuật ngữ này gây ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc trong quá trình áp dụng Agile ở các doanh nghiệp.

Với team, họ nhìn SM như người hầu, làm những việc vặt như book phòng họp, chuẩn bị công cụ để team làm việc như bộ bài Planing Poker hay Sticky note. Khi team cần nước uống, cần sửa máy, hay thông mạng thì cứ bảo SM là xong.

Với tổ chức, họ nhìn nhận SM như là một vị trí công việc thấp, ít giá trị, không đáng trả lương cao, dễ dàng thay thế bởi bất cứ ai và bất cứ lúc nào.

Và kết quả là SM không được coi trọng trong tổ chức, cũng không thấy được giá trị và sự tự tin nhất định trong công việc. Họ cũng không sẵn sàng để công nhận SM như một vị trí công việc mới trong tổ chức như các vai trò công việc khác. Những người khác khi được đề nghị nắm giữ vai trò SM, họ cũng không thèm quan tâm và xem đó như một công việc thấp hèn kém cỏi, hay sợ không được tổ chức công nhận và ghi nhận đóng góp của mình. Và tất nhiên, họ sẽ rất lăn tăn về cơ hội phát triển nghề nghiệp và bản thân trong tương lai.

THẾ NÀO LÀ LEADER?

Trước hết, Leader là người có tầm nhìn, có khả năng gây cảm hứng, tạo ảnh hưởng để những người khác nỗ lực nhằm đạt được tầm nhìn ấy.

Để đạt được mục tiêu trên, người lãnh đạo có rất nhiều phong cách lãnh đạo (Tham khảo PMBOK Guide 6):

  • Laissez-faire (e.g., allowing the team to make their own decisions and establish their own goals, also referred to as taking a hands-off style);
  • Transactional (e.g., focus on goals, feedback, and accomplishment to determine rewards; management by exception);
  • Servant leader (e.g., demonstrates a commitment to serve and put other people first; focuses on other people’s growth, learning, development, autonomy, and well-being; concentrates on relationships, community, and collaboration; leadership is secondary and emerges after service);
  • Transformational (e.g., empowering followers through idealized attributes and behaviors, inspirational motivation, encouragement for innovation and creativity, and individual consideration);
  • Charismatic (e.g., able to inspire; is high-energy, enthusiastic, self-confident; holds strong convictions); and
  • Interactional (e.g., a combination of transactional, transformational, and charismatic).

Việc chọn phong cách nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính cách của người lãnh đạo, tính cách của team members, đặc thù của tổ chức, môi trường xung quanh, đặc thù công việc (lao động tri thức hay lao động chân tay…)

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THẾ NÀO PHÙ HỢP TRONG MÔI TRƯỜNG AGILE

Scrum Guide có viết:

  • SM là người chịu trách nhiệm về hiệu quả của team - The Scrum Master is accountable for the Scrum Team’s effectiveness.
  • SM là người lãnh đạo nhằm phục vụ team và tổ chức - Scrum Masters are true leaders who serve the Scrum Team and the larger organization

Thiết nghĩ, để lãnh đạo team nhằm tăng hiệu quả, người lãnh đạo cần dùng bất cứ cách thức lãnh đạo nào phù hợp nhất, miễn là đạt mục tiêu. Tuy nhiên, trong môi trường Agile, mình muốn team được tự chủ - self-organizing để chủ động xây dựng sản phẩm cho khách hàng, nên người lead thường lead thông qua việc truyền cảm hứng, khuyến khích chứ không lead team thông qua việc sử dụng quyền hành và uy lực của mình.

Cũng do vậy mà trong Agile mình không nên dùng phong cách lead kiểu áp đặt (command and control) như những người PM trong các dự án truyền thống hay làm. Và cũng vì vậy mà Scrum Guide 2017 đã yêu cầu SM lead team theo phong cách SERVANT LEADER: Tức xem team là đối tượng để mình phục vụ (Chứ không phải là để phục vụ mình): Tạo cảm hứng, lắng nghe các nhu cầu của họ, đáp ứng các nhu cầu đó (tạo môi trường làm việc thuận tiện, cung cấp nguồn lực, kiến thức Agile/Scrum… để team làm việc hiệu quả). Đảm bảo các cản trở ảnh hưởng đến team được phát hiện và giải quyết nhanh chóng. Huấn luyện để phát triển cá nhân, đội dự án. Tạo thay đổi cần thiết mang tính hệ thống để tăng hiệu quả cho đội dự án và tổ chức.

THẾ NÀO LÀ TRUE LEADER:

Lãnh đạo đích thực là lãnh đạo không có danh từ phụ trước. Ví dụ: Servant Leader hay Laissez-faire Leader – Nó chính là lãnh đạo – LEADER!

Lãnh đạo thực sự (True Leader) trong môi trường Agile/Scrum là lãnh đạo không dựa trên quyền lực, uy quyền của mình (Authority) - làm cho người khác sợ mà theo mình. Thay vào đó, người lãnh đạo tập trung vào việc thiết lập và truyền đạt tầm nhìn (Agile Transformation Vision), tạo cảm hứng, đào tạo, động viên, khuyến khích, giúp đỡ, kèm cặp, hỗ trợ, huấn luyện để thay đổi cá nhân hay thay đổi team một cách tích cực.

Để làm việc đó, SM cần có nhiều kỹ năng quan trọng:

  1. Training: Đào tạo Agile/Scrum: Khi team mới thành lập hay quá trình bắt đầu sự chuyển đổi để team và tất cả các bên liên quan hiểu, có nhận thức đúng về Agile/Scrum (Agile Mindset/ Methods/Practices)
  2. Mentoring: Kèm cặp, làm mẫu, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm giúp cho team biết cách thực hiện tốt công việc của mình. Có thể là hướng dẫn team làm TDD, pair programming, hướng dẫn PO cách viết hay chia User Story, kèm cặp team để họ biết cách thực hiện Daily meeting…
  3. Facilitating: Với vai trò điều phối, SM đảm bảo các sự kiện Scrum như Sprint Planning, review, retro… hay các cuộc họp khác được thực hiện hiệu quả, năng suất cao, đúng time box. Điều phối là sự tác động lên quy trình, thứ tự thực hiện, Agenda, cách giao tiếp, cách thảo luận (không tác động vào nội dung và mục đích) nhằm tối ưu hóa năng suất và hiệu quả của các sự kiện, các cuộc họp của một nhóm người, của team.
  4. Coaching Huấn luyện: Là kỹ năng đồng hành, dẫn dắt người khác nhằm giải quyết nhanh vấn đề của mình thông qua việc đặt câu hỏi. Đây là kỹ năng cốt lõi của SM. Khi cá nhân hay team có vấn đề, chính họ là người trong cuộc, hiểu nhiều nhất về công việc của họ và những gì đã và đang diễn ra. Vì vậy, họ là người tốt nhất để giải quyết vấn đề của họ. SM là người kích hoạch, xúc tác nhằm tăng hiệu quả về mặt thời gian và chất lượng cho quá trình giải quyết vấn đề, phát triển bản thân cũng như tối đa hóa tiềm năng tiềm lực của cá nhân hay team.

Và yếu tố quan trọng nhất không thể bỏ qua đó là lãnh đạo thông qua việc làm gương (leading by example). Để cho mọi người theo Agile/Scrum: Bao gồm tư duy Agile, nhận thức Agile, văn hóa Agile, Hành động Agile, cách thức Agile… thì không gì bằng việc chính mình thể hiện nó hàng ngày để mọi người thấy mà noi theo. Không có được khả năng này, bạn chưa Agile, thiết nghĩ bạn không thể giúp người khác Agile!

Vâng, đó là lãnh đạo, là lãnh đạo thực thụ (True Leader) trong môi trường Agile nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất của SM đó là tăng hiệu quả cho team, cho hệ thống, cho tổ chức – Tối đa hiệu quả cho cá nhân, cho team, tối đa hiệu quả của cả hệ thống để chuyển giao nhiều giá trị nhất cho khách hàng!

Người viết: 

Hoàng Sỹ Quý, PMI-ACP, ICP-ACC, ATF, CAT, ENT, CSM, A-CSM, Scrum@Scale, PMP, CMMI, Agile Coach, Agile/PMP Trainer

ĐĂNG KÝ hoặc TƯ VẤN

Certified Data Centre Professional

  • Khai giảng :
  • Địa điểm :
  • Lịch học :
  • Khoản đầu tư :
    • Ưu đãi :
      backtop zalo-img.png