Những thay đổi lớn trong PMBOK7

PMI đã công bố bản nháp của PMBOK7 để cộng đồng có thể xem và góp ý trước khi xuất bản vào Q2-2020. Có thể nói, so với PMBOK 1..6 thì PMBOK7 là một cuộc cách mạng thực sự, một sự thay đổi mang tính chất đột phá. Vậy đâu là những sự thay đổi lớn trong PMBOK7?

 

NHỮNG THAY ĐỔI LỚN TRONG PMBOK 7

(The Standard for Project Management – Seventh Edition)

Thay đổi #1: Process-based -> Principle-based

 

Những thay đổi lớn trong PMBOK7

PMI đã công bố bản nháp của PMBOK7 để cộng đồng có thể xem và góp ý trước khi xuất bản vào Q2-2020.

Có thể nói, so với PMBOK 1..6 thì PMBOK7 là một cuộc cách mạng thực sự, một sự thay đổi mang tính chất đột phá. Vậy đâu là những sự thay đổi lớn trong PMBOK7? Nhiều lắm, nhưng những thay đổi lớn theo mình thấy bao gồm:

  1. Process-based -> Principle-based
  2. Deliverables -> Outcomes
  3. Plan driven Delivery -> Value Driven Delivery
  4. Normal Publications -> Digital Content Platform

 

THỨ NHẤT: Process-based -> Principle-based

Từ PMBOK 1-6, ta thấy phần lớn nội dung của nó là quy trình (như PMBOK 6 có 49 quy trình), mỗi quy trình có input/Tools & techniques/Outputs.

Quá trình 25 năm qua (1996-2020) thế giới đã đi qua một cuộc cách mạng quan trọng đó là cuộc cách mạng công nghiệp. Các dự án trong thời kỳ này chủ yếu là dưới dạng predictive (yêu cầu đầu vào khá rõ ràng, kỹ thuật, công nghệ biết trước, làm việc theo quy trình hay dây chuyền) do vậy các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý dự án (CMMI, TQM, ISO, PMP…) đều tập trung vào việc thiết lập quy trình và cải tiến quy trình liên tục. Cũng do vậy mà PMBOK phiên bản 1..6 đã rất thành công với hướng tiếp cận quy trình (Process-based)

Tuy nhiên, ngày nay thì khác, chúng ta đã và đang bước sang một cuộc cách mạng mới, đó là cách mạng về công nghệ và thông tin. Các dự án trong giai đoạn này có đặc thù khác biệt: Yêu cầu đầu vào không rõ ràng, thay đổi diễn ra nhiều trong quá trình thực hiện dự án, thường xuyên dùng công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới cần sự sáng tạo hay vì máy móc. Diễn biến thị trường và tình hình kinh doanh thay đổi chóng mặt. Để thích nghi, ta cần một phương pháp quản lý mới để phù hợp hơn với tình hình mới (Adaptive approach)

Đó cũng là lý do mà rất nhiều bạn đã thi đậu PMP nhưng họ lại không thể áp dụng quy trình PMP đã học vào trong dự án của mình. Về cơ bản trong thực tế có rất nhiều ngữ cảnh khác nhau, có rất nhiều loại dự án khác nhau (predictive, hybrid and agile/adaptive) nên hiển nhiên không thể có một bộ quy trình chuẩn nào mà có thể phù hợp với mọi dự án được!

Như vậy, để có một standard về quản lý dự án, phù hợp và áp dụng được với mọi loại hình dự án, lúc này, đòi hỏi PMI phải thay đổi cách tiếp cận: Không phải là một quy trình cứng ngắc với hy vọng áp dụng cho mọi dự án, mà là một bộ các nguyên tắc chung (principles) và tùy vào mỗi loại hình dự án, tùy vào ngữ cảnh để đội dự án, những người làm việc tri thức, họ quyết định quy trình nào là phù hợp nhất với họ.

Câu chuyện Agile trong 20 năm qua là một ví dụ điển hình. Họ đưa ra bản tuyên ngôn Agile (Agile Manifesto) bao gồm 4 giá trị và 12 nguyên tắc (https://agilemanifesto.org/) Chỉ gói gọn trong 1 trang giấy, thế mà nó đã làm mưa làm gió trong một quãng thời gian dài. Và ngày nay các bạn có thể thấy Agile xuất hiện ở mọi nơi chứ không chỉ là trong dự án phần mềm

Những thay đổi lớn trong PMBOK7

Cũng phải nói thêm là Agile, ngoài bảng tuyên ngôn gồm 4 giá trị và 12 nguyên tắc, nó được hỗ trợ bởi rất nhiều phương pháp cụ thể (Scrum, XP, Lean, Kanban…), trên cơ sở đó các dự án Agile thoải mái lựa chọn các best practices phù hợp nhất với nhu cầu của mình miễn là tuân thủ tốt các nguyên tắc và giá trị của nó. Và điều này đã làm nên sự thành công cho phương pháp Agile.

Quay lại câu chuyện PMP: Trong PMBOK 6, PMI đã cố tình đưa thêm khái niệm và phương pháp Agile/Adaptive, khái niệm tailoring cho phép thay đổi và tùy biến cho phù hợp với nhu cầu dự án, tuy nhiên theo mình đó là một sự thay đổi khá vụng về, nửa nạc nữa mỡ! Về tổng thể nó vẫn là process-based, predictive approach!

Nhưng sang bản PMBOK 7, thì nguyên tắc QLDA ( Principles) đã đóng vai trò chủ đạo, dẫn lối trong quá trình quản lý và thực hiện dự án. Và hệ thống quy trình cũ trong PMBOK 6 được đưa sang phần phụ, phần lựa chọn.

Như vậy các nguyên tắc đóng vai trò cốt lõi, dẫn hướng, và bất biến cho dù bạn quản lý dự án nào, bất kể hoàn cảnh nào. Trong khi bộ quy trình trong PMBOK 6, Agile Methods, Agile Practice Guides… cũng như rất nhiều những best practice đã, đang và sẽ có sẽ là thông tin tham khảo, dựa vào đó để đội dự án có thể chọn phương án phù hợp nhất cho mình

Và từ đó, có thể nói đây là một sự thay đổi lớn, mang tính cách mạng, để phù hợp với xu hướng, nhu cầu và tình hình thực tế của QLDA hiện nay.

 

Sẽ post tiếp cho những thay đổi lớn khác sau đây:

  1. Deliverables -> Outcomes
  2. Plan driven Delivery -> Value Driven Delivery
  3. Normal Publications -> Digital Content Platform

Người viết

Hoàng Sỹ Quý, PMP, PMI-ACP, CSM, Scrum@Scale

ĐĂNG KÝ hoặc TƯ VẤN

Certified Data Centre Professional

  • Khai giảng :
  • Địa điểm :
  • Lịch học :
  • Khoản đầu tư :
    • Ưu đãi :
      backtop zalo-img.png